Mỗi loại vết bẩn bạn cần có những dụng cụ cũng như chất tẩy rửa khác nhau để làm sạch
Với vết bẩn mới: Dùng miếng xốp hoặc khăn có tẩm chất tẩy rửa và lau sạch.
Với vết bẩn lâu ngày: Dùng chất tẩy rửa hoặc dao cạo chuyên dụng làm ẩm khu vực cần lau bằng nước nóng và lau sạch
Với vết nước có cặn vôi: Dùng dấm hoặc cồn trắng đổ lên vết bẩn đợi khoảng 5-15 phút rồi lấy khăn lau sạch.
Với các chất bám dính: Dùng chất tẩy rửa chuyên dụng cho kính Vitroceramic đổ lên mặt bếp và lấy khăn mềm lai sạch.
Bếp từ có 3 bộ phận sau cần vệ sinh bao gồm: mặt bếp, khay bếp và dây cắm, với từng bộ phận chúng ta sẽ phải có các thức vệ sinh riêng.
Với mặt bếp, cần làm theo các bước sau
Vệ sinh bằng cách dùng bọt cơm khi đang nấu sôi hòa loãng ra và tản đều trên mặt bếp một lớp mỏng cho đến khi khô lại. Cách làm này sẽ giúp mặt bếp sạch hơn, các vết dầu mỡ sẽ bám vào nước cơm. Sau đó, lau nhẹ nước cơm khô là các vết dầu mỡ sẽ bay đi hết.
Đối với các vết bám bẩn lâu ngày, bạn dùng nước chanh, nước chè hoặc baking soda làm ẩm bề mặt vết bẩn trong vòng 5-10 phút, sau đó dùng dụng cụ chuyên dụng cạo sạch vết bẩn và lau lại bằng khăn sạch và nước lau kính.
Với khay bếp
Dùng nước rửa bát hoặc dung dịch rửa chuyên dụng như nước tẩy rửa đa năng, dung dịch lau bếp, bình xịt dầu mỡ , giấy ướt lau bếp đa năng, bàn chải vệ sinh bếp, khăn lau bếp… rửa cẩn thận các vết dầu vỡ bám vào khi không còn sử dụng nữa.
Nên thường xuyên vệ sinh để đảm bảo mặt bếp luôn sáng bóng
Với dây cắm
Lau bằng khăn sạch hàng ngày hằng ngày sau khi dùng để ổ cắm không bị nhiễm điện hoặc chập cháy.
Lưu ý, các bạn không nên vệ sinh bếp ngay sau khi nấu, chỉ nên lau nhẹ băng khăn khô. Đối với các vết bẩn, bạn nên chờ mặt bếp nguội hẳn rồi mới bắt đầu vệ sinh để đảm bảo tuổi thọ của bếp