MÃ LỖI E0: Bếp không nhân diện được nồi
Nguyên nhân: Điều này xảy ra khi nồi bạn sử dụng không phải nồi từ hoặc kích thước nồi quá nhỏ so với vòng từ của bếp (nồi có kích thước nhỏ hơn 1/2 vòng từ thiết kế của bếp) hoặc sử dụng nồi từ quá kén bếp (một số nồi của châu Âu kén bếp kén nồi hoặc nồi Trung Quốc kém chất lượng)
Khắc phục: Giải quyết trường hợp này khá đơn giản, bạn chỉ cần thay thế một chiếc nồi từ chất lượng tốt là có thể bắt đầu nấu nướng trở lại như bình thường, đôi khi mua một chiếc nồi quá đắt hay quá rẻ cũng không phải là lựa chọn tốt mà nên chọn một chiếc nồi đun nấu phù hợp.
MÃ LỖI E1: Bếp bị ngừng hoạt động do quá nhiệt
Nguyên nhân: Trường hợp này xảy ra là do bạn đun nấu quá nhiều, với công suất cao, trong 1 thời gian dài, dẫn đến quạt tản nhiệt của bếp không hoạt động đủ, khiến cho bếp bị nóng ảnh hưởng đến phần điều khiển phía trong của bếp. Ngay lập tức bếp sẽ bảo quá tải và ngừng hoạt động để bảo đảm an toàn cho người sử dụng.
Khắc phục: Đầu tiên bạn phải tắt bếp, sau đó bỏ nồi ra khỏi mặt bếp, không nên rút điện hay giật ap-tô-mát để quạt tản nhiệt có thể hoạt động bình thường. Sau đó tiếp tục giảm nhiệt cho bếp trong vòng 10 phút bắt cách dụng quạt ngoài. Để bếp nghỉ thêm 20 phút rồi bắt đầu đún nấu trở lại là bếp sẽ hoạt động bình thường.
MÃ LỖI E2: Điện vào bếp bị quá tải
Nguyên nhân: Điều này thường xảy ra với các gia đình ở vùng quê hay các vùng ngoài thành, khu dân cư mới. Tại các khu vực này dòng điện không ổn định nhiều khi điện áp cao hơn mức điện áp cho phép (240-260V) khiến bếp từ tự động ngừng hoạt động và báo lỗi để đảm bảo an toàn.
Khắc phục: Sở hữu 1 chiếc ổn áp để giữ điện luôn ở mức 220V là lời khuyên chân thành của chúng tôi dành cho các bạn, vừa bảo vệ bếp từ vừa bảo vệ các thiết bị điện khác trong gia đình.
MÃ LỖI E3: Bếp không hoạt động nổi do điện quá yếu
Nguyên nhân: Nhà bạn quá xa nhà máy điện hay khu vực cấp điện trung tâm khiến dòng điện không ổn định, thường là quá yếu do các gia đình phía trước đã dùng hết điện mất rồi, khiên bếp từ không đủ điện để hoạt động đúng công suất
Giải pháp: Cũng giống như lỗi E2, một chiếc ổn áp sẽ giải quyết tất các các vấn đề này giúp bạn
MÃ LỖI E4: Nhiệt độ nồi nấu trên bếp quá cao
Nguyên nhân: Lỗi này do hai nguyên nhân, có thể do điện quá tải hay nồi chất lượng thấp dẫn điến đáy nồi toả ra lượng nhiệt quá cao so với tiêu chuẩn của bếp, khiến bếp báo lỗi
Giải pháp: Tắt bếp đi và xử lý giống lỗi E1 là bếp sẽ hoạt động bình thường, nếu trường hợp này liên tục diễn ra bạn hãy đổi nồi và liên hệ bảo hành ngay nhé.
MÃ LỖI E5: Bộ phận cảm biến nhiệt bị quá tải
Nguyên nhân: Nhiệt độ do đun nấu quá nóng, vượt qua mức chịu được của cảm biến nhiệt khiến bếp dừng hoạt động và báo lỗi
Giải pháp: Tắt bếp đi và xử lý giống lỗi E1 là bếp sẽ hoạt động bình thường, nếu trường hợp này liên tục diễn ra bạn hãy đổi nồi và liên hệ bảo hành ngay nhé.
MÃ LỖI E6: Trục trặc của cảm biến nhiệt dẫn đến đáy nồi chịu nhiệt quá cao so với bình thường
Nguyên nhân: Cảm biển nhiệt ở trường hợp này đang gặp trục trặc về mặt hoạt động do lỏng dây, đứt dây hay hỏng dẫn đến không kiểm soát được nhiệt tỏa ra.
Giải pháp: Làm nguội bếp ngay và xử lý theo lỗi E1, sau đó đưa bếp đi hàn hay cắm lại bộ phần Cảm biến nhiệt, nếu vẫn gặp trục trặc bạn nên thay 1 chiếc cảm biến nhiệt mới
Trên đây là những lỗi cơ bản thường gặp và các mẹo nhỏ để giải quyết giúp các gia đình bảo vệ tốt chiếc bếp từ và có những món ăn tuyệt vời cho cả gia đình. Tuy nhiên đây cũng không phải là tất cả, có mốt số lỗi khác cũng gây ra trục trặc cho chiếc bếp từ nhưng khá khó giải quyết cho nên bạn cần liên hệ ngay tới trung tâm bảo hành để được tư vấn và hỗ trợ giải quyết nhé (cho dù còn hay hết bảo hành thì cũng không sao)