Máy thường bao gồm các bộ phận cơ bản như lớp ngoài bảo vệ, hệ thống dẫn hơi, dàn lọc than hoạt tính hoặc các lớp kim loại, tấm kim loại hay lưới lọc ban đầu, quạt hút, đèn chiếu sáng, đèn báo hiệu mức độ bám bẩn và nút điều chỉnh các tốc độ hút từ 1 đến 3. Các bộ phận lọc có thể tháo rời để vệ sinh.
Hơi khói và mùi thức ăn được hút qua tấm kim loại hoặc qua lớp lưới lọc bên ngoài cùng, sau đó đến dàn lọc than hoạt tính hoặc các lớp kim loại. Tại đây mùi khói và thức ăn sẽ được hủy nhờ than hoạt tính hoặc bằng hệ thống dẫn hơi qua các lớp lưới lọc dày, khói và mùi sẽ bị thải ra ngoài theo ống hay tỏa ra trong phòng bếp. Sức hút của máy phụ thuộc vào loại quạt hút. Nút điều chỉnh các tốc độ cho phép điều chỉnh lực hút của máy tùy theo nhu cầu sử dụng. Một số loại máy hút mùi hiện đại của Ý còn có thêm chức năng tiện ích như: hệ thống tắt trễ tự động, tức là sau khi tắt máy, bộ phận hút vẫn hoạt động thêm 15 phút nữa để hút sạch khói, mùi rồi mới ngưng.
Loại máy hút mùi dùng ống sử dụng lưới lọc hay kết hợp cả hai dàn lọc than hoạt tính và lưới lọc kim loại để hút, khử và thải khói, mùi ra ngoài. Loại này chiếm không gian vì có phần ống lộ ra trên máy hút. Tuy nhiên nó lại có hiệu quả cao vì vừa hút khói, khử mùi thức ăn vừa có tác dụng hút nhiệt, hơi nóng trong bếp sẽ được hút ra ngoài.
Hiện máy hút khói, mùi có 3 loại kích cỡ: 60, 70 và 90 cm, khoảng cách từ tường khoảng 52cm. Căn cứ vào kích thước của bếp nhà bạn mà chọn loại máy hút thích hợp.
Khi bắt đầu sử dụng bếp thì mới cho máy hoạt động. Tùy theo mức độ nấu nướng thức ăn mà ta có thể chỉnh tốc độ hút của máy cho phù hợp. Sau khi nấu nướng xong, phải để máy hoạt động thêm khoảng 15 phút nữa mới tắt để máy hút sạch các nơi nóng, khói và mùi thức ăn còn vướng ở xung quanh ra ngoài.
Sau khi dùng khoảng từ một đến hai tuần nên tháo lưới lọc ra vệ sinh bằng cách ngâm vào nước ấm có pha xà bông, có thể dùng loại bàn chải mềm để cọ sạch lớn bẩn bám, sau đó lau thật khô.